Chi phí lắp đặt và sử dụng thang máy
Ngày nay, thang máy ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với các công trình nhà ở cao tầng. Ngoài việc là thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển trong căn nhà, thang máy còn là một điểm nhấn kiến trúc, nâng cao giá trị công trình.
Thang máy gia đình có những loại nào? Chất lượng ra sao? Giá đầu tư cho một chiếc thang máy gia đình là bao nhiêu? Ngoài chi phí mua thang, lắp đặt thang máy, gia đình còn phải chi trả khoản phí nào nữa không? Trong quá trình sử dụng về sau thì chi phí sửa chữa và bảo trì như thế nào? Tiền điện thang máy chạy trong một tháng là bao nhiêu?
Sau đây, Thang máy Thái Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu các chi phí này nhé!
CHI PHÍ LẮP ĐẶT THANG MÁY:
Giá thành một chiếc thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xuất xứ, cấu tạo máy, vật liệu, trọng tải… Hiện nay trên thị trường có 2 dòng sản phẩm chính là dòng thang máy liên doanh (chiếm hơn 90% số lượng) và thang máy nhập khẩu nguyên chiếc (chiếm dưới 10%). Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành thang máy, đã lắp đặt thang cho hàng ngàn công trình và đứng trên góc độ lợi ích khách hàng thì lựa chọn lắp đặt thang máy gia đình liên doanh là lựa chọn tối ưu hơn cho các gia đình bởi các nguyên nhân sau:
– Chất lượng thang máy: Xét về tính an toàn và vận hành ổn định, độ bền, tính thẩm mỹ, tính hiện đại thì thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là tương đương nhau. Vì 2 lý do: các linh kiện chính: Động cơ, tủ điều khiển, ray, cáp…đều nhâp từ các hãng như Fuji, Montanari… Và các bộ phận gia công trong nước đều thực hiện bằng máy CNC với vật tư nhập hoàn toàn từ Hàn Quốc, Nhật, Đức…
– Dễ tích hợp với thiết kế ngôi nhà: với thang nhập nguyên kiện thì đều có kích thước, mẫu mã nhất định nên khá kén công trình, đặc biệt là công trình nhà dân. Nhưng với thang máy gia đình liên doanh thì có thể thiết kế Cabin (kích thước, kiểu dáng và mẫu mã, màu sắc đa dạng) phù hợp với thiết kế từng ngôi nhà.
– Tiết kiệm chi phí: Thang máy liên doanh có giá thành chỉ từ 50% đến 70% so với thang nhập nguyên chiếc có cấu hình tương tự.
Vậy các yếu tố quyết định đến giá thành một chiếc thang máy liên doanh là gì?
– Cấu tạo, xuất xứ động cơ và tủ điện:
Thiết bị chính, quan trọng nhất của 1 chiếc thang máy là là động cơ và tủ điều khiển. Mỗi loại động cơ, tủ điều khiển sẽ có giá thành khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu và xuất xứ. Một số loại phổ biến hiện nay trên thị trường là Fuji (Hàn Quốc); Mitsubishi (Nhật Bản); Wittur (Đức); Montanari (Italia)…Thông thường các sản phẩm có nguồn gốc đến từ Châu Âu có giá thành nhỉnh hơn các sản phẩm đến từ Châu Á bởi thương hiệu lâu đời và tính ổn định, độ bền bỉ cao.
– Vật liệu thang máy:
Với chất liệu làm cabin, cửa tầng, giếng thang đa dạng như kính cường lực, inox gương, inox hoa văn, inox vàng, ốp gỗ… nên mức giá cũng có sự đa dạng theo. Nếu bạn sử dụng kính cường lực và inox hoa văn hay ốp gỗ mức giá sẽ nhỉnh hơn các vật liệu khác do chúng có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt với kính cường lực, công trình sẽ có ánh sáng tốt hơn. Người dùng vừa đi thang máy vừa có thể quan sát không gian xung quanh. Ngoài ra chủng loại của bảng điều khiển, sàn cabin, tay vịn…nếu khách hàng chọn mẫu phi tiêu chuẩn thì cũng ảnh hưởng đến giá thành hoàn thiện sản phẩm.
– Trọng tải thang:
Tải trọng của thang máy gia đình có trọng tải nhỏ nhất từ 350kg (5 người) đến thang trọng tải lớn 1000kg (15 người) … Với trọng tải lớn hơn, kích thước Cabin cũng sẽ lớn hơn, động cơ sử dụng loại có công suất lơn hơn, do đó giá thành cũng cao hơn.
– Số tầng của công trình:
Đối với thang máy gia đình, số tầng công trình có thể là 3 tầng, 4 tầng hay 5 tầng,… Mức giá phụ thuộc vào số tầng của thang máy, số tầng thang máy phục vụ càng nhiều thì giá sẽ càng cao. Thông thường khi số tầng thay đổi thì giá thang máy sẽ thay đổi tương ứng trong khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu/1 tầng.
- Thang máy gia đình bao gồm 2 loại là:
+ Thang máy gia đình có phòng máy
+ Thang máy gia đình không có phòng máy.
- Mặc dù cùng nhà sản xuất, tải trọng, xuất xứ nhưng giá thang máy có phòng máy rẻ hơn so với không có phòng máy.
Đối với thang máy không có phòng máy, gia chủ sẽ tiết kiệm được thời gian không phải xây phòng máy. Thang máy không phòng máy sử dụng tỉ số truyền cáp lớn hơn, thiết kế vị trí và kích thước máy kéo nhỏ gọn và phù hợp hơn. Đây là tính năng đặc biệt của thang máy loại này nên giá thành sẽ nhỉnh hơn một chút so với thang máy gia đình có phòng máy.
– Đặt tiếp địa:
Thang máy cần phải có hệ thống tiếp địa để triệt tiêu xung điện từ trong quá trình vận hành. Đây là phần rất quan trọng đảm bảo thang máy vận hành ổn định, lâu dài, tránh bị nhiễu tín hiệu điều khiển.
Giá thành của thiết bị thang máy liên doanh cấu thành từ các phần như trên. Hiện nay, giá của một chiếc thang máy liên doanh trên thị trường nằm trong khoảng từ 270 triệu đến trên 400 triệu, phụ thuộc vào các yếu tố kể trên.
Các loại sản phẩm thang máy Thái Hưng cung cấp đều được bảo hành, bảo trì trên toàn quốc và dịch vụ chăm sóc khách hàng hỗ trợ 24/7.
Hotline: 0906.886.366
Thang máy Thái Hưng
Để lại một bình luận
Bình luận